Làm gì khi kinh tế đi xuống và lạm phát tăng cao?

Tong thực tế thì do là lạm phát đến một cách từ từ cho nên đôi khi chúng ta không có dễ dàng nhận ra ngay nhưng mà nó chính là một "Sát Thủ Vô Hình"
Xin chào các bạn và các bạn. Trong thời gian vừa qua nếu mà bạn nào có theo dõi thì chúng ta đã chứng kiến thị trường chứng khoán liên tục có những phiên cắm đầu đi xuống.

Ví dụ: như ở trên thị trường Mỹ chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay, những công ty lớn ở trên thế giới như là Google Apple hay là Microsoft họ đều giảm ít nhất là từ 20 đến 30%. 

Đó là những công ty lớn, ngoài những cái nền tảng sản phẩm và mô hình kinh doanh tốt thì họ còn có tiềm lực về tài chính.

Còn những trường hợp khác thì, chúng ta chứng kiến bức tranh tệ hơn rất là nhiều có những công ty giảm tới 40-50%.

Thậm chí là có những trường hợp đặc biệt, ví dụ như là công ty CP đây chính là công ty mẹ của một khách sạn thương mại điện tử rất là lớn đang hoạt động ở Việt Nam chúng ta, cổ phiếu của CP đã giảm mạnh từ 300 đô la xuống tới nay chỉ còn hơn 70 đô một cổ phiếu, nghĩa là họ giảm gần 75%

lam-gi-khi-lam-phat-cao


Hoặc là như Alibaba là công ty mẹ của Lazada anh cũng giảm từ 230 đô một cổ phiếu xuống chỉ còn hơn 85 đô một cổ phiếu nghĩa là họ giảm hơn 60%

Nhưng xin lưu ý đoạn này là tôi đang muốn nhấn mạnh rằng đó là các bức tranh chung của thị trường chứ không phải là tôi đang có ý nói là những công ty nào đang giảm mạnh thì có nghĩa là công ty đó xấu hoặc là đang có vấn đề gì.

Thậm chí là ngược lại, trong những cái phần sau các bạn sẽ thấy là tôi còn xem những công ty mà đang hoạt động tốt mà đột ngột giảm giá như vậy nó như là một cái cơ hội để chúng ta đầu tư.

Mấu chốt ở đây là chúng ta phải biết cách để mà xác định công ty nào là không tốt mà không là công ty xấu.

Tuy nhiên, các phần đó sẽ nằm ở trong những cái bài sau quay trở lại câu chuyện mà chúng ta đang nói thì bây giờ chúng ta hãy tưởng tượng càng chịu khó làm lụng vất vả nhiều năm, chúng ta dành dụm được 1 tỷ đồng chẳng hạn, rồi chúng ta để vô thị trường chứng khoán với hi vọng là nó sẽ tăng lên nhiều hơn nữa.

Nhưng mà chỉ sau một thời gian ngắn chưa tới 6 tháng, chúng ta chỉ còn lại có 500 triệu thì chắc chắn đó là một cái cảm giác không hề dễ chịu chút nào, nhưng không ai có thể biết được là cái đà giảm này nó còn kéo dài ở trong bao lâu? liệu là nó đã kết thúc hay là nó chỉ mới bắt đầu và rằng thị trường sẽ còn tiếp tục lao dốc thêm nhiều hơn nữa hay là không?

Không ai có thể trả lời được các câu hỏi này, đó là cho bức tranh nửa đầu năm vừa qua ở trên thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, cuộc sống thực tế hàng ngày chúng ta cũng chứng kiến là vật giá liên tục tăng. Cính là câu chuyện lạm phát mà chúng ta thường nghe nhắc tới thời gian gần đây. Vậy thì lạm phát là cái gì?
Về căn bản, đó là việc sụt giảm sức mua của đồng tiền. Tôi lấy một ví dụ đơn giản như này: Giả sử bình xăng xe của các bạn đang đi nó có dung tích là 5 lít và ngày xưa chúng ta chỉ cần 100.000 là có thể đổ đầy bình. 

Nhưng mà bây giờ thì 100.000 chúng ta chỉ có thể đỗ được 4 lít, đồng nghĩa với việc cái bình xăng của chúng ta nữa chị đổ đầy được 75%; nghĩa là lạm phát nó đã tăng lên 25% và lúc này nếu muốn đổ đầy bình xăng thì chúng ta phải mất tới 125.000.

Đây là ví dụ nên việc bạn nhận ra mất thêm 25.000 có vẻ rất rõ ràng Tuy nhiên, trong thực tế thì do là lạm phát đến một cách từ từ cho nên đôi khi chúng ta không có dễ dàng nhận ra ngay nhưng mà nó chính là một "Sát Thủ Vô Hình" mà ít khi chúng ta ít để ý tới.

Bởi vì không để ý tới nó cho nên đôi khi là chúng ta không có bước chuẩn bị cho phù hợp, bởi vì là nhìn vào túi thì chúng ta vẫn thấy mình có một lượng tiền như cũ, chúng ta thấy là mình vẫn được lãnh lương như cũ không có ai lấy bớt tiền ra khỏi túi của chúng ta.

Tuy nhiên chỉ tới khi mà chúng ta thực hiện các giao dịch chuyển đổi tự tiền sang một cái loại hàng hóa nào đó thì lúc đó làm phát nó mới ảnh hưởng tới chúng ta, như là ví dụ đổ xăng lúc nãy.

Giả sử là ở trong túi chúng ta có 500.000đ. Nếu là một năm trước đây thì sau khi mà đổ đầy mình chúng ta còn lại bốn trăm ngàn. Còn bây giờ thì cái túi của chúng ta nó chỉ còn lại 375.000, ai đã lấy 25.000 từ túi của chúng ta.

Mà đó là chúng ta chỉ mới đang nói tới hai cái khía cạnh, là khía cạnh thị trường nó đang đi xuống và tình hình lạm phát nó đang tăng cao. Nhưng khi nhìn ra toàn cảnh của bức tranh kinh tế và xã hội, thì không chỉ riêng ở nước ta mà cả trên thế giới lơ lửng ở trên đầu chúng ta nó vẫn còn câu chuyện về dịch bệnh.

Tuy là ở nước ta thì hầu hết toàn dân đã tiên xong vắc-xin, nhưng cũng không ai biết được là còn có những biến chủng nào khác hay không? Dù là xác suất nó thấp, nhưng mà chúng ta vẫn phải có những bước chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất.

Bên cạnh đó là những cái ảnh hưởng của đại dịch, vẫn sẽ còn kéo dài bức tranh kinh tế dù là đang ở trên đà hồi phục, nhưng mà có nhiều ngành nghề vẫn còn bị ảnh hưởng; điều này nó sẽ dẫn tới việc là giá thành sẽ tiếp tục tăng thêm.

Còn công việc của chúng ta thì nó sẽ bóp chặt hơn, đó là toàn bộ các bức tranh kinh tế và xã hội mà dù có muốn hay là không chúng ta cũng buộc phải đối mặt.

Tôi chia sẻ với các bạn không phải là nhằm mục đích để cho bạn lo lắng hay là tạo ra một bầu không khí bi quan tiêu cực. Mà mục tiêu ở đây là, tôi muốn chia sẻ với ahbạn rằng đó là một thực tế mà chúng ta phải đối mặt để từ đó chúng ta có những bước chuẩn bị sao cho nó phù hợp. Nhằm giúp cho cuộc sống của chúng ta vẫn an toàn và chất lượng, dù ở bên ngoài đang có vấn đề gì đi nữa 

Những gì mà tôi đã chuẩn bị cho bản thân mình có thể không hẳn là hoàn hảo, thậm chí là có những bước thoạt nghe có vẻ hơi trái ngược với những lời khuyên của nhiều chuyên gia khác, nhưng mà ít ra nó đã giúp cho tôi có thể ăn ngon ngủ ngon trong suốt thời gian qua, khi mà tất cả thị trường ở trên thế giới đều lao dốc đi xuống và xa hơn nữa có thể giúp tôi chuẩn bị tốt để tận dụng việc mà thị trường đi xuống này như là một cơ hội để đầu tư.

Chúng ta cần phải xây dựng bằng được cho mình một phương pháp quản lý tài chính sao cho nó thật là vững, đặc biệt là ở trong những giai đoạn mà nhiều rủi ro như trong hiện tại.

Mô hình này được tôi thiết kế dựa trên những cái triết lý cốt lõi về tài chính cá nhân, ví dụ như là tích lũy trước khi tiêu xài rồi có các phương pháp để mà quản lý và kiểm soát chi tiêu. 

Với cấu trúc này, điểm bắt đầu sẽ là nguồn thu nhập. Đó có thể là lương hay là bất kỳ nguồn thu nhập nào sau khi nhận được, thì ngay lập tức bạn tách riêng nó ra một phần cố định để dùng cho việc chi tiêu.
Những mức chi tiêu này, sẽ tùy theo tình trạng tài chính của bạn mà nó có thể là các mức chi tiêu tối thiểu hoặc là mức chi tiêu tiêu chuẩn. 2 khái niệm này nói một cách ngắn gọn, thì đó là các số tiền cần thiết để chu cấp cho cuộc sống của các bạn ở mức tối thiểu; là cái mức mà vừa đủ để mà có thể sống được như là phải có điện nước phải có thức ăn phải có đổ xăng để mà đi lại.

Hoặc là ở mức tiêu chuẩn, có thêm một số các hoạt động khác như là có thêm tiền học hành trau dồi thêm kiến thức. Thậm chí là tiền để mà cà phê với bạn bè thăm hỏi gia đình. Song khi mà đã để cố định các phần này sang một bên, thì toàn bộ các phần tiền còn lại bạn để cho nó sang các loại tài khoản khác nhau, loại tài khoản đầu tiên tôi gọi là tài khoản dùng cho những công việc khẩn cấp, ví dụ như là chẳng may bạn bị bệnh; 

Sau khi mà các tài khoản này nó đã được bơm đầy rồi thì bạn bơm tiếp vô cái tài khoản thứ hai, là cái tài khoản dùng cho những khoản chi tiêu nằm trong kế hoạch, mua sắm những vật dụng và những chi tiêu cần thiết cho cuộc sống của bạn, ví dụ như là kế hoạch sửa lại nhà, đổi xe hoặc là nâng cấp máy tính

Và cuối cùng sau khi mà hai cái tài khoản này đã đầy rồi, thì dòng tiền tiếp tục nó chảy xuống tài khoản để dùng cho các hoạt động đầu tư, làm sao mà tiền nó tiếp tục nó đẻ ra thêm tiền cho chúng ta. Hoặc chí ít ở trong các trường hợp mà kinh tế đang ở trong giai đoạn đi xuống, thì thì nó vẫn giữ nguyên với giá trị cho những cái tài sản của chúng ta.

Chúng ta phải có được một mô hình quản lý tài chính sao cho mọi thứ hoàn toàn chạy tự động khi mà có tiền thì chúng ta cứ bỏ nó vô, và chúng ta không quan tâm tới nó nữa. Tự động nó sẽ phân bổ mọi thứ cho chúng ta, đây chính là mô hình mà tôi thiết kế riêng cho bản thân mình và cho tới nay thì nó vẫn giúp cho tôi kiểm soát và quản lý được chi tiêu của mình.

Thứ hai, tôi muốn chia sẻ với cbạn là chúng ta bắt buộc phải xây dựng được các quỹ khẩn cấp để dùng cho những trường hợp bất khả kháng

Thứ ba là, chúng ta cố gắng tránh tối đa cái việc mắt nợ. Tất nhiên là tôi biết không phải cái nợ nào cũng   là nợ xấu có những loại nợ tốt sẽ tạo ra thêm giá trị tài chính cho chúng ta. Tuy nhiên, trong các giai đoạn này thì tốt nhất là chúng ta cố gắng tránh càng nhiều càng tốt cho việc nợ nần. Bạn nào mà không may còn đang nợ thì hãy lên các phương án để mà trả dứt điểm các khoản nợ này càng sớm càng tốt. Còn bạn nào không có nợ thì cố gắng giữ đừng có vay thêm, chúng ta không nên mượn tiền để mà đi đầu tư ở trong giai đoạn này. Giai đoạn mà chúng ta cần phải phòng thủ nhiều hơn chứ không phải là giai đoạn tấn công; do đó cho nên liệu cơm gắp mắm sẽ là các phương châm tốt nhất.

Chúng ta chỉ nên đầu tư khi mà bạn có tiền nhàn rỗi ở trong giai đoạn này thậm chí là người ta chỉ dám đặt mục tiêu là đầu tư với mục đích là bảo toàn số vốn chứ không phải là để kiếm lời, do đó nếu các bạn vay vốn để đầu tư thì khi đó cbạn phải gánh thêm một cái số lãi ở trên vai mà như lúc nãy tôi vừa nói.

Khi Lạm phát tăng thì thường cũng đồng nghĩa với việc là các Chính phủ cũng sẽ tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Cho nên bức tranh tổng quát là kinh tế khó khăn, thị trường đi xuống thì việc đầu tư không dễ sinh lời như thời điểm trước. Lúc này các bạn lại cõng theo trên vai một khoản lãi suất lớn nữa thì việc này rõ ràng là rất rủi ro.

Kể cả trong trường hợp là bạn vay nợ theo kiểu là tốt, nghĩa là vay để đầu tư thì cũng nên cân nhắc tính toán cho thiệt là kỹ cái bài toán của mình xem ở trong đó nó có những yếu tố nào là mình không thể kiểm soát được, yếu tố nào cần tới cái "Sự may rủi" thì mục tiêu của các bạn mới đạt được.

Nếu không có quá nhiều yếu tố may rủi như vậy thì bạn nên cân nhắc lại xem có nên hay không. Còn tất nhiên nếu mà không biết cách để tính những yếu tố này, nghĩa là bạn chưa có nhiều kinh nghiệm quản trị rủi ro, thì cách tốt nhất là bạn khoan hãy nghĩ tới việc vay vốn để đầu tư trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, cũng giống như hình tượng về cơn bão, ra khơi ở trong lúc đang có bão là một việc vô cùng nguy hiểm. Nếu các bạn không biết rõ là mình đang làm gì thì tốt nhất là các bạn cứ đóng cửa ở nhà ngủ yên chờ cho trời yên biển lặng trở lại rồi làm gì làm.

Nghĩa là ở trong thời điểm này chúng ta chuyển hoàn toàn sang trạng thái phòng thủ và thụ động là những gì mà tôi chia sẻ với bạn.

Bạn có thể cân nhắc thực hiện các khoản đầu tư mà nghe nó có vẻ hơi lạ đời,   đó chính là các khoản đầu tư vào chính chúng ta. Đầu tư vào sức khỏe đầu tư vào kiến thức, nghe chừng nó không có liên quan nhiều tới tài chính, nghe có vẻ như là nó không có trực tiếp tạo ra tiền cho chúng ta nhưng mà thật ra nó cũng không nằm ngoài cái bức tranh mà tôi vừa chia sẻ với bạn.

Nhìn lại phương châm chính trong công việc xây dựng tài chính cá nhân không chỉ là ở trong giai đoạn này mà là bất kỳ giai đoạn nào chúng ta sẽ thấy là nó chỉ xoay quanh việc là: thứ nhất là kiểm soát chi tiêu giảm chi tăng thu và có những khoản dự phòng.

Đầu tư vào kiến thức chính là cách hiệu quả nhất để chúng ta tăng thêm thu nhập trong giai đoạn này, bạn hãy tận dụng có thời gian để mà trau dồi thêm những kỹ năng cũ. Khi mà các kiến thức nghề nghiệp càng tăng cao thì dĩ nhiên là mức lương của bạn sẽ tăng lên tương ứng; ngoài da thì bạn có thể học thêm những kỹ năng mới. 

Có thêm những kỹ năng mới này rồi thì bạn có thể tạo ra thêm những nguồn thu nhập khác, xa hơn nữa là tạo ra những cái nguồn thu nhập thụ động -là những nguồn thu nhập mà bạn không cần phải làm gì mà nó vẫn âm thầm ở đó tạo thêm thu nhập cho bạn.

Khi mà chúng ta kết thúc giai đoạn phòng thủ, chuyển sang giai đoạn tấn công thì càng đòi hỏi các bạn phải có thật là nhiều kiến thức. Lúc đó, bạn phải có nền tảng về đầu tư thật là vững rồi thì chúng ta mới có thể ra khơi để mà bắt cá.

Và tất nhiên là việc ra khơi ở trong giai đoạn như thế này sẽ là việc rất là nguy hiểm, nhưng nếu chúng ta biết rõ là mình đang làm gì thì dù là thị trường có xuống tới đâu đi nữa chúng ta vẫn sẽ không bị hoảng loạn.

Ngược lại nó sẽ còn giúp chúng ta nhìn ra những cơ hội để mang lại thêm lợi nhuận cho chúng ta. Chúc bạn có một cuối tuần bình yên.

Đừng quên đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Coin95.net dưới đây để được thảo luận cùng các admin và nhiều member khác trong cộng đồng:

Bài viết mang tính tham khảo, đây không phải là lời khuyên đầu tư của Coin95. Bạn tự chịu trách nhiệm về những gì bạn làm với tiền của mình.

Đăng nhận xét

© Coin95.NET. All rights reserved. Developed by Jago Desain