Thương hiệu là gì trong marketing?

Không hải ai cũng hiểu rõ Thương hiệu là gì? và làm thế nào để hiểu và xây dựng thành công một thương hiệu cho chính mình?
Ngày nay, chúng ta nghe rất nhiều về thương hiệu như “Các thương hiệu đắt giá nhất”, “sức mạnh và tầm ảnh hưởng của thương hiệu”, “hình ảnh thương hiệu”, … Nhưng có phải ai cũng hiểu rõ Thương hiệu là gì? và làm thế nào để hiểu và xây dựng thành công một thương hiệu cho chính mình?

thuong-hieu-la-gi


Bài viết dưới đây, Coin95.net sẽ giúp các bạn hiểu rõ về thương hiệu một cách đầy đủ.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo nên, được cảm nhận hữu hình, hoặc vô hình bởi những người đã trải nghiệm nó. Thương hiệu không đơn giản là một cái tên, một câu khẩu hiệu, một biểu tượng. Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm, hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi lên.

Khi đó thương hiệu hiện hữu, trong tâm trí của tất cả những người đã trải nghiệm nó bao gồm: đội ngũ nhân viên, nhà đầu tư, người làm truyền thông, và trên hết chính là khách hàng.

Đơn giản và ngắn gọn, thương hiệu chính là nhận thức.

Một thương hiệu thực sự hình thành, khi bạn nhận biết một dấu hiệu, và có ý thức về dấu hiệu đó là gì trong suy nghĩ.

Xét về bản chất, thương hiệu không có thật, thương hiệu được tạo ra từ trí tưởng tượng của con người, là một “trật tự tưởng tượng”. Thương hiệu giúp mọi người tin tưởng, giao dịch, thoả thuận với nhau một cách trật tự, điều này giúp doanh nghiệp, xã hội phát triển. Tương tự như tiền hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn, thương hiệu thuyết phục càng nhiều người biết và tin tưởng rằng “trật tự tưởng tượng” có giá trị và giá trị cao thì người chủ sở hữu càng thành công.

Thương hiệu là tài sản có giá trị nhất của bạn.

Mặc dù xét về bản chất thương hiệu không có thật, nhưng nó chính là công cụ hàng đầu để thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại.

Bạn hãy nhắm mắt và dành khoảng 10 giây để nghĩ tới một thương hiệu bất kỳ…: Apple, Samsung, Coca Cola, Pepsi,… Tôi tin chắc bạn sẽ nghĩ tới rất nhiều thương hiệu đúng không?

Thương hiệu là gì cho ví dụ: Thương hiệu của Apple là gì? Đó là máy tính Imac, là macbook, điện thoại iphone và những thiết bị thông minh tuyệt vời khác mà họ đã tạo ra? Đó có phải là những từ ngữ quảng cáo, những video “trên tay” và review về sản phẩm Apple của rất nhiều Youtuber, Vlog? Hay nó là những bài thuyết trình tuyệt vời của cố sáng lập Sir. Steven Paul Jobs? Đó là tất cả mọi nội dung trên?, nhưng vẫn còn…

Ngay với cả tên thương hiệu Apple và logo của nó cũng được kết nối và liên kết chặt chẽ với nhau về thông điệp và ý nghĩa khi chúng ta nhận thức về nó, là hình dạng của quả táo.

Tên thương hiệu ban đầu có thể gây nhầm lẫn với khá nhiều khách hàng khi họ nghĩ, thương hiệu này bán Apple (táo), nếu bạn đã từng xem bộ phim tuyệt vời Forrest gump (1994), bạn sẽ nhận thấy một phân cảnh mà nhân vật Forrest Gump do diễn viên tài ba Tom Hanks thủ vai. Anh chàng Forrest Gump với nhận thức hạn chế, đã dùng 100.000 USD mua 3% cổ phiếu của Apple, nhận thức ban đầu của cậu ấy mua số cổ phiếu chỉ vì anh thích ăn táo. Số tiền đó hiện trị giá 48,6 tỷ đô la, khiến anh ta trở thành người giàu thứ 22 trên thế giới hiện nay (2020), mọi người vẫn nghĩ cậu ta là một chàng khờ, với tôi thì không!

Ồ, thế ra Apple, thương hiệu này không là bất kỳ điều gì theo đúng nghĩa của từ Apple (trái táo), họ không hề bán táo, đó chính là cách thương hiệu tạo nên nhận thức của bạn, nó khiến tới thời điểm hiện tại Apple không còn là quả táo.

Dù bạn chưa có cơ hội được trải nghiệm các thiết bị của Apple, chưa từng được nghe trực tiếp Sir. Jobs phát biểu hoặc chưa từng nghe về nó. Nhưng điều đó không có nghĩa Apple không phải là thương hiệu mạnh với bạn, bất kỳ khi nào đủ điều kiện và nhu cầu, tôi nghĩ bạn đều muốn trải nghiệm với thương hiệu này.

Thương hiệu Apple với hình trái táo khuyết, chính là lý do khiến bạn phải trả tiền để sở hữu những sản phẩm đó. Tư duy tương lai, trải nghiệm mang tính hệ thống, liền mạch các thiết bị của thương hiệu Apple đã trở thành một phần không thể tách rời trong bản sắc thương hiệu của một đội ngũ những người nhân viên tận tụy. Vì lý do này, nó chính là là lợi thế cạnh tranh cuối cùng của Apple. Không một thương hiệu khác có thể giành lại tâm trí khách hàng khi họ đã tham gia vào hệ sinh thái mà Apple tạo ra.

Một thương hiệu mạnh, làm tăng cơ hội khách hàng lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Nó thu hút nhiều khách hàng hơn, những người sẵn lòng trả nhiều tiền hơn và sẽ mua thường xuyên, đó chính là điều tạo ra giá trị thường xuyên cho bạn.

Cách làm thế nào để xây dựng thương hiệu có giá trị như vậy, hãy bắt đầu bằng cách chia nhỏ nó thành các yếu tố cơ bản.

Các yếu tố của một thương hiệu

Theo nhận thức, thương hiệu bao gồm vô số yếu tố khác nhau. Trong bài viết này, tôi sẽ cố gắng chia sẻ tới các bạn những khái niệm cơ bản nhưng quan trọng nhất. Chúng ta sẽ khám phá và cùng nhau tìm hiểu về thương hiệu.

9 yếu tố cơ bản của một thương hiệu bao gồm
  1. La bàn thương hiệu (Brand Compass)
  2. Văn hoá công ty (Company culture)
  3. Nhân cách thương hiệu (Brand Personality)
  4. Kiến trúc thương hiệu (brand architecture)
  5. Tên thương hiệu và slogan (Name & tagline)
  6. Hệ thống nhận diện thương hiệu (Brand identity)
  7. Giọng nói và thông điệp (Brand Voice & Messaging)
  8. Website
  9. Mạng xã hội (Social media)

1. La bàn thương hiệu (Brand Compass)

La bàn thương hiệu là một bản tóm tắt những điều cơ bản, định hướng, giới thiệu ban đầu về thương hiệu mà bạn sở hữu. Nó là thành phẩm của công việc được thực hiện trong giai đoạn Chiến lược thương hiệu, bao gồm: Nghiên cứu thương hiệu và thị trường, định vị thương hiệu.

La bàn là công cụ soi sáng và dẫn lối, điều hướng cho mọi hoạt động mà thương hiệu hoạt động trong tương lai, nó bao gồm:
  • Mục đích thương hiệu được tạo ra
  • Tầm nhìn
  • Sứ mệnh
  • Giá trị cốt lõi
  • Mục tiêu chiến lược
  • Giải pháp, kế hoạch đạt được mục tiêu chiến lược.

2. Văn hoá Công ty (Company culture)

Văn hoá doanh nghiệp không chỉ đơn thuần, sáo rỗng như một bài phát biểu vu vơ, hay là những câu từ viết để lấy đầy cuốn hồ sơ năng lực. 

Nếu các bạn muốn sở hữu một thương hiệu bền vững. Xây dựng và ban hành quy chuẩn văn hóa doanh nghiệp là xây dựng và truyền cảm hứng, truyền tin thần vì mục tiêu của toàn bộ tập thể và là nguồn cảm hứng thúc đẩy, duy trì việc phát triển thương hiệu của bạn.

Văn hoá doanh nghiệp không chỉ đơn thuần, sáo rỗng như một bài phát biểu vu vơ, hay là những câu từ viết để lấp đầy cuốn hồ sơ năng lực. Một văn hoá công ty hiệu quả đều được xây dựng trên các giá trị cốt lõi mà người sở hữu thương hiệu và những nhân viên trong đó tin tưởng và cùng theo đuổi, những nguyên tắc đó quyết định cách thức ứng xử, tương tác trong nội bộ và thế giới bên ngoài.

Một văn hoá thương hiệu vững chắc sẽ dẫn đến kết quả là một nội bộ đồng điệu cảm xúc và liên kết bền vững, nó tạo động lực cho mỗi cán bộ nhân viên làm việc cống hiến và biến họ thành những đại sứ thương hiệu mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.

3. Nhân cách của thương hiệu (Brand personality)

Nhân cách thương hiệu được nhận dạng và duy trì bởi những khách hàng trung thành, là cơ sở vững chắc cho các mối quan hệ mà họ hình thành với thương hiệu.

Hãy xem thương hiệu là một con người, vậy con người này chứa đựng những tính cách, suy nghĩ và cảm xúc như thế nào? Nhân cách đó bao gồm những đặc điểm mang tính cá nhân, nổi trội, đặc biệt mà “anh ấy” sở hữu? Nhân cách thương hiệu được nhận dạng và duy trì bởi những khách hàng trung thành, là cơ sở vững chắc cho các mối quan hệ mà họ hình thành sau quá trình trải nghiệm với thương hiệu.

4. Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)

Kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch tổng thể Thành phố mà mỗi thương hiệu bạn sở hữu sẽ là những căn nhà trong đó.

Kiến trúc thương hiệu là một bản nghiên cứu, mô tả, hướng dẫn và quy hoạch chiến lược có tầm nhìn về hệ thống tổ chức các thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ của Tập đoàn hoặc Công ty sở hữu nhiều hơn một thương hiệu trong dài hạn.

Hiểu đơn giản, Kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch tổng thể Thành phố mà mỗi thương hiệu bạn sở hữu sẽ là những căn nhà trong đó.

5. Tên thương hiệu và slogan

Kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch tổng thể Thành phố mà mỗi thương hiệu bạn sở hữu sẽ là những căn nhà trong đó.

Tên thương hiệu và slogan là người đại diện trực tiếp và hiện diện nhiều nhất. Chúng phải chứa đầy đủ ý nghĩa.

Để tạo ra được tên thương hiệu và slogan, nó có thể được tạo ra trong khi bạn đang suy nghĩ về việc sẽ khởi đầu việc kinh doanh mới, nó cũng có thể được tạo ra trong quá trình nghiên cứu thị trường chuyên sâu, kết quả của việc ngày đêm thức trắng suy nghĩ, sàng lọc, đôi khi nó đến tự nhiên như một sự tình cờ.

Tuy nhiên vì bản chất của nó là được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất nên bạn cần phải thực sự nghiêm túc và nên cần tới một đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện giai đoạn này, vì nếu bạn muốn sở hữu một thương hiệu chuyên nghiệp, hãy làm chuyên nghiệp ngay từ đầu.

Một cái tên và slogan ngắn gọn, ấn tượng và khác biệt với đối thủ cạnh tranh, dễ dàng sử dụng, bảo hộ và đăng ký tên miền, sẽ lưu lại ấn tượng mạnh mẽ với những người được trải nghiệm nó, giúp thương hiệu đó bền vững.

6. Nhận diện thương hiệu:

Hệ thống nhận diện thương hiệu là những hình ảnh trực quan, sống động và đầy thu hút, nó thể hiện và truyền tải những thông điệp trong chiến lược, định vị thương hiệu của bạn mọi lúc mọi nơi mà người khác trải nghiệm.

Hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là logo, slogan. Hệ thống nhận diện thương hiệu là những hình ảnh trực quan, sống động và đầy thu hút, nó thể hiện và truyền tải những thông điệp trong chiến lược, định vị thương hiệu của bạn mọi lúc mọi nơi mà người khác trải nghiệm.

Một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả phải thể hiện được tính cách thương hiệu, tầm nhìn, sứ mệnh và định vị của nó. Một logo được thiết kế kỹ lưỡng có sức mạnh không giới hạn về truyền đạt bản chất thương hiệu của bạn ngay lập tức tới tất cả những ai trải nghiệm cùng nó.

Một hệ thống nhận diện sẽ bao gồm:
  • Thiết kế Logo
  • Màu sắc của thương hiệu
  • Hệ thồng font chữ sử dụng
  • Hệ thống lưới và tín hiệu nhận diện.
  • Danh thiếp (card visit)
  • Giấy viết thư
  • Tiêu đề thư
  • Phong bì thư
  • Hóa đơn
  • Thẻ nhân viên
  • Đồng phục nhân viên
  • Chữ ký email
  • Hình ảnh nhận diện trên mạng xã hội (avatar – cover)
  • Poster truyền thông về dịch vụ, sản phẩm…
Và còn tùy vào mỗi mô hình kinh doanh, sẽ có những hệ thống nhận diện thương hiệu phù hợp và chuyên nghiệp riêng.

7. Giọng nói và thông điệp (Brand voice and messaging)

Giọng nói và thông điệp của thương hiệu đóng vai trò quan trọng sự tương tác của thương hiệu với thế giới ngoài kia.

Khách hàng phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ cạnh tranh khác bằng những thông điệp truyền thông có mục đích thể hiện được tầm nhìn và sứ mệnh mà bạn cam kết.

Tông giọng và thông điệp bạn truyền đạt một cách thống nhất sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt bạn ngay lập tức, cho dù đó là tài liệu in ấn quảng cáo hay một đoạn TVC được phát trên vô tuyến hoặc Radio. Nó như một người bạn cũ lâu rồi không gặp trong đám đông, bạn bất giác nghe giọng nói ai đó quen thuộc bấy lâu.

8. Website

Website là một người thuyết trình và bán hàng thầm lặng, không cần được trả lương mỗi tháng, cô ấy vẫn đứng đó thể hiện tập trung và đầy đủ nhất mọi thông tin về thương hiệu của bạn tới người xem.

Một website hiệu quả sẽ làm cho thương hiệu của bạn trực quan, sống động. Được thiết kế và minh hoạ rõ ràng sẽ truyền tải thông điệp mà bạn muốn trao tới một cách nhanh nhất.

Ngày nay các website không còn giới hạn việc truy cập và trải nghiệm trên máy tính, nó còn luôn theo sát, trong túi của mỗi khách hàng trong các thiết bị di động tới mọi ngóc ngách trên thế giới.

Website vẫn là một công cụ, chiến thuật truyền thông hiệu quả nhất để mang lại trải nghiệm cho khách hàng, nó tốt cho việc trải nghiệm thương hiệu toàn diện cho khách hàng mục tiêu.

9. Mạng xã hội

Thông qua mạng xã hội chúng ta dễ dàng tạo lập được tệp khách hàng tiềm năng, khách hàng quan tâm tới thương hiệu và sau đó sử dụng cách chiến thuật biến họ thành khách hàng trung thành.

Trong thời đại mà chúng ta vẫn thường được nghe nhắc đến trên đại đa số các phương tiện truyền thông là thời đại 4.0, thời đại mà con người dành thời gian trải nghiệm trên các thiết bị kỹ thuật số nhiều hơn trải nghiệm thực tế.

Vậy nên chúng ta phải tận dụng những công cụ mạng xã hội như một cầu tương tác và đắc lực, tiếp cận tới khách hàng tiềm năng, truyền tải tới họ những thông điệp, nhận diện, câu chuyện và hình ảnh thương hiệu một cách hữu hiệu nhất

Thông qua mạng xã hội chúng ta dễ dàng tạo lập được tệp khách hàng tiềm năng, khách hàng quan tâm tới thương hiệu và sau đó sử dụng các chiến thuật biến họ thành khách hàng trung thành.

Kết luận

Trong bài viết này chúng ta đã tìm hiểu và phân tích các yếu quan trọng của nền tảng xây dựng thương hiệu, tiếp theo chúng ta tìm hiểu và ứng dụng các yếu tố đó cho quá trình xây dựng thương hiệu, và tại sao các yếu tố đó lại tạo nên thương hiệu?

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được Coin95.net tổng hợp từ vudigital.co và các nguồn khác trên mạng. Nếu bạn có thắc mắc về bản quyền hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi qua email này. Chân thành cảm ơn!

Tag thuong hieu la gi trong marketing, xay dung thuong hieu la gi, khai niem thuong hieu la gi, thuong hieu la gi cho vi du, ong thuong hieu la gi, thuong hieu brand, thuong hieu manh la gi, nhan hieu la gi, Thương hiệu là gì trong marketing, Thương hiệu là gì cho ví dụ, Khái niệm thương hiệu là gì, Xây dựng thương hiệu là gì, Đồng thương hiệu la gì, thương hiệu (brand), thuong hieu la gi trong marketing 2020, thuong hieu la gi trong marketing marketing

Đăng nhận xét

© Coin95.NET. All rights reserved. Developed by Jago Desain