Default là gì?

Nhiều người vẫn còn chưa hiểu chính xác được thuật ngữ này cũng như những thông tin liên quan đến nó. Chính vì vậy, Coin95.net sẽ thông tin đến bạn.
Cụm từ Default hay được dùng nhiều trong lĩnh vực tài chính hay chứng khoán. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa hiểu chính xác được thuật ngữ này cũng như những thông tin liên quan đến nó. Chính vì vậy, Coin95.net sẽ thông tin chi tiết cho bạn Default là gì trong bài viết dưới đây.

default-la-gi-kinh-doanh

Khái niệm Default là gì?

Default dịch ra tiếng Việt là vỡ nợ, là việc mà một cá nhân, một tổ chức, một doanh nghiệp hay thậm chí là một quốc gia, không có đủ khả năng để hoàn trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi) của một khoản vay hay chứng khoán.

Vỡ nợ là trường hợp bên vay không đủ khả năng hoàn trả tài sản.

Default sẽ xảy ra khi một bên vay không thể trả được khoản nợ khi đã đến kỳ hạn thanh toán, bỏ lỡ hay cố tình tránh thanh toán. Bất kỳ ai cũng có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ, và có thể bạn chưa biết, phần lớn các chủ nợ đều đã tính toán được rủi ro vỡ nợ (hay Default risk).

Các trường hợp xảy ra Default

Có rất nhiều trường hợp xảy ra vỡ nợ, đó là:

Khoản nợ có đảm bảo

Đây là trường hợp một cá nhân, doanh nghiệp hoặc thậm chí là một quốc gia nào đó vỡ nợ, bên cho vay hay sẽ tiến hành đòi lại các khoản tiền đã cho vay.

Trong khoản vay có bảo đảm này, bên cho vay có quyền để áp dụng những yêu cầu về pháp lý đối với tài sản của bên vay để bù lại.

Khoản nợ không có bảo đảm

Trường hợp không có đảm bảo cũng có thể xảy ra vỡ nợ, ví dụ như nợ thẻ tín dụng, nợ tiền hóa đơn,….

Khoản nợ không có đảm bảo đồng nghĩa với việc không có tài sản thế chấp, trường hợp này bên cho vay vẫn có thể yêu cầu pháp lý. Và quyền phán quyết sẽ thuộc về bên thứ ba đó là tòa án, trong đa số trường hợp, bên cho vay sẽ được phép chiếm hữu tài sản của bên vay nếu họ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

Khoản vay sinh viên

Khoản vay sinh viên cũng được xếp vào loại nợ không có đảm bảo. Cách xử trí trong trường hợp này cũng sẽ giống với việc không trả nợ thẻ tín dụng.

Hợp đồng tương lai

Trường hợp này xảy ra khi một bên không hoàn thành đúng theo những quyền và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng. Vỡ nợ hợp đồng tương lai được hiểu là việc không giải quyết ổn thỏa hợp đồng vào thời gian trước ngày bên cho vay yêu cầu.

Vỡ nợ quốc gia

Vỡ nợ quốc gia được biết đến nhiều với thuật ngữ tiếng Anh là “Sovereign Default” hoặc “National Default”. Đây là trường hợp một chính phủ không đủ khả năng trong việc trả các khoản nợ quốc gia.

Trong trường hợp một quốc gia bị vỡ nợ, trong cơ cấu tổ chức có thể bị phân nhánh và rơi vào rủi ro vô cùng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của thị trường tài chính, nền kinh tế bị suy thoái, đồng tiền tụt giá…

Trong đa số các trường hợp, việc xảy ra vỡ nợ quốc gia là rất hiếm. Và nếu có sẽ bắt nguồn từ nguyên nhân do ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Hậu quả của vỡ nợ là gì?

Đối với một cá nhân, một tổ chức, một doanh nghiệp hay quốc gia, việc vỡ nợ sẽ kéo theo những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đó là:
  • Đối với cá nhân: Ảnh hưởng tiêu cực đến báo cáo tín dụng, hạ thấp điểm tín dụng, giảm cơ hội nhận được quỹ tín dụng, lãi suất cho vay cao hơn đối với bất kỳ khoản nợ nào (tính cả khoản nợ mới và nợ cũ), khoản vay có thể bị khấu trừ trực tiếp vào tiền lương…
  • Đối với quốc gia: Ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng quốc gia, quốc gia đó sẽ phải trả lãi suất cao hơn cho các khoản vay sau này. Ngoài ra, thứ hạng của quốc gia tại xếp hạng tín dụng sẽ tụt nghiêm trọng, kèm theo cảnh báo về việc không cho vay vốn. Thông thường, các quốc gia bắt buộc phải tái cấu trúc khoản nợ vay, không được phép từ chối chi trả. Việc tái cấu trúc này bao gồm: giảm lãi, gia hạn thời gian trả nợ….

Những khái niệm liên quan đến Default

Bên cạnh khái niệm và các trường hợp xảy ra vỡ nợ, cũng còn một số thuật ngữ liên quan mà bạn nên biết, đó là:

Vỡ nợ công

Nợ công còn được gọi với cái tên là nợ chính phủ. Nợ công là tổng giá trị khoản tiền mà chính phủ thuộc tất cả mọi cấp (từ trung ương đến địa phương) đi vay.

Như vậy, nếu một quốc gia tuyên bố vỡ nợ công, đồng nghĩa với việc, quốc gia này sẽ mất đi khả năng chi trả cho mọi khoản nợ đang vay.

Vỡ nợ trái phiếu

Người phát hành trái phiếu có thể do doanh nghiệp tự chủ hoặc nhà nước, chi tiết hơn nó có thể là doanh nghiệp (được gọi là trái phiếu doanh nghiệp), có thể là từ Kho bạc nhà nước (được gọi là trái phiếu kho bạc), từ một tổ chức chính quyền (được gọi là công trái hay trái phiếu chính phủ).

Trái phiếu được coi là một chứng nhận, trong đó người phát hành trái phiếu phải có nghĩa vụ trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền nhất định nào đó, trong một mốc thời gian xác định, cộng thêm một phần lợi tức theo như quy định. Trường hợp vỡ nợ trái phiếu là do bên phát hành trái phiếu không còn khả năng chi trả theo như cam kết được xác định trong hợp đồng vay với bên mua trái phiếu.

Xác suất vỡ nợ 

Xác suất vỡ nợ được biết đến với thuật ngữ tiếng Anh là “Default Probability” hoặc “Probability Of Default”, thường được viết tắt là PD. Đây là cụm từ mô tả xác suất khả năng bên vay không thể trả nợ được theo đúng như thời gian cam kết, thông thường là một năm.

Xác suất vỡ nợ sẽ bị chi phối nhiều vào tính chất của bên vay và điều kiện, môi trường kinh tế. Đối với khoản vay thế chấp, bên cho vay (bên nhận thế chấp) sẽ tiến hành đánh giá mức độ rủi ro vỡ nợ của bên vay, căn cứ vào điểm tín dụng và nguồn lực tài chính. Nếu giá trị thế chấp càng lớn, đồng nghĩa với việc lãi suất sẽ càng cao, để hạn chế tối đa rủi ro vỡ nợ.

Đối với thị trường trái phiếu, nếu trái phiếu có lợi tức cao, đồng nghĩa nó có xác suất vỡ nợ theo tỷ lệ thuận, do đó cần có lãi suất cao để bù cho phần bù rủi ro. Nếu là trái phiếu của chính phủ, thông thường lãi suất sẽ ở mức thấp nhất do nó có ít rủi ro.

Cách xử lý trong trường hợp bị vỡ nợ

Các trường hợp vay mượn tiền được xếp vào quan hệ dân sự, được quy định trong luật dân sự của Bộ luật dân sự năm 2015. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về nợ, các bên liên quan có thể gửi đơn khiếu nại, đơn kiện lên Tòa án để giải quyết dân sự.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, việc vay nợ sẽ có thể trở thành quan hệ hình sự, đó là những trường hợp sau đây:
  • Có chứng cứ bên vay không có ý định vay thật mà là thủ đoạn chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này sẽ khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Trường hợp gian dối, vay nợ không có ý định trả lại sẽ bị quy về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
  • Sau khi đã nhận được tiền cho vay hợp pháp lại có ý định hoặc đã bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, không có ý định trả lại. Trường hợp này bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
  • Sau khi đã nhận được tiền cho vay hợp pháp nhưng lại sử dụng số tài sản này vào mục đích bất hợp pháp, từ đó khả năng chi trả lại. Trường hợp này sẽ bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trên đây Coin95.net  đã lý giải cho bạn về thuật ngữ Default là gì trong lĩnh vực tài chính. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này.

Bài viết tham khảo:
https://makemoney.vc/default-la-gi

Đăng nhận xét

© Coin95.NET. All rights reserved. Developed by Jago Desain