ROA là chỉ số gì? Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Chỉ số ROA và chỉ số ROE là các chỉ số quan trọng trong việc phân tích tài chính để đánh giá khả năng hoạt động và sản xuất, kinh doanh.
Chỉ số ROA và chỉ số ROE là các chỉ số quan trọng trong việc phân tích tài chính để đánh giá khả năng hoạt động và sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp đồng thời giúp các nhà đầu tư tìm ra các loại cổ phiếu tiềm năng. Vậy thì chỉ số ROA là gì và chỉ số ROE là gì?

Các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Coin95.net để giải đáp thắc mắc nhé!

moi-quan-he-roe-roa

Chỉ số ROA là gì?

ROA - Return on Assets là tỷ số lợi nhuận trên tài sản và là chỉ số thể hiện sự tương quan giữa mức sinh lợi của công ty với tài sản của chính nó. Chỉ số ROA sẽ cho ta biết hiệu quả làm việc của công ty trong việc sử dụng tài sản để tìm kiếm lợi nhuận và giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về công ty đó trước khi quyết định đầu tư.

Công thức tính chỉ số ROA

Công thức:

ROA (%) = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) ÷ Tài sản (Assets) x 100%

Trong đó:
  • Lợi nhuận sau thuế: lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
  • Tài sản: tổng tài sản của doanh nghiệp
  • Tổng tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu
Bạn có thể tìm thấy mục Lợi nhuận sau thuế và Tổng tài sản ở trên các báo cáo tài chính, Lợi nhuận tài chính ở bảng kết quả kinh doanh và Tổng tài sản ở bảng cân đối kế toán.

Ý nghĩa của chỉ số ROA

  • Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản để tìm kiếm của doanh nghiệp. Dựa vào chỉ số này, nhà đầu tư sẽ thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu đồng tiền lãi trên một đồng.
  • Chỉ số ROA càng cao thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng tài sản một cách hiệu quả và kiếm được nhiều lợi nhuận. Tương tự như ROE, những loại chứng khoán có chỉ số ROA cao sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Và hiển nhiên, chứng khoán có chỉ số ROA cao hơn thì sẽ có mức giá cao hơn.
ROA càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình càng hiệu quả

Chỉ số ROA ở mức nào là tốt?

Dù không được coi trọng như chỉ số ROE nhưng chỉ số ROA cũng là một chỉ số quan trọng được hầu hết nhà đầu tư quan tâm. Mối quan hệ giữa 2 chỉ số ROE và ROA là thông qua hệ số nợ. Nợ càng ít thì sẽ càng tốt, sẽ tốt hơn nếu Nợ/Vốn sở hữu < 1. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ số ROE > 15% thì sẽ được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính và khi đó ROA > 7.5%.

Dù vậy, vẫn nên xem xét mối quan hệ này trong nhiều năm (3 năm trở lên), nếu doanh nghiệp duy trì được chỉ số ROA ở mức lớn hơn hoặc bằng 10% và kéo dài trong ít nhất 3 năm thì đó là một doanh nghiệp tốt. Xu hướng chỉ số ROA tăng qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp ngày càng sử dụng tài sản một cách có hiệu quả hơn.

Nếu chỉ số ROA theo công thức dưới đây thì sẽ là một doanh nghiệp tốt:

ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.

Chỉ số ROE là gì?

ROE - Return of Equity là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi dựa trên vốn sở hữu. ROE thể hiện tỷ số giữa lợi nhuận và vốn sở hữu mà doanh nghiệp đã sử dụng vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
ROE là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lợi dựa theo vốn sở hữu

Công thức tính chỉ số ROE

ROE = Lợi nhuận sau thuế ÷ Vốn sở hữu × 100%

Trong đó:
  • Lợi nhuận sau thuế là số thu nhập, thuế và chi phí ròng mà một doanh nghiệp tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định
  • Vốn chủ sở hữu: là phần chênh lệch giữa tài sản và khoản nợ mà công ty phải trả. Đây là số tiền còn lại khi công ty quyết định thanh toán các khoản nợ của mình ở một thời điểm nhất định.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE được biểu thị bằng đơn vị %, thể hiện một đồng vốn chủ mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho các hoạt động thu về lợi nhuận. Chỉ số ROE càng cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn càng hiệu quả.
ROE càng cao thì doanh nghiệp sử dụng vốn sở hữu càng hiệu quả
Việc xác định chỉ số ROE có ý nghĩa:
  • Phác thảo rõ nét phần trăm lợi nhuận thu được của cổ đông từ vốn chủ sở hữu
  • Giúp các nhà đầu tư so sánh hiệu suất các khoản đầu tư cổ phiếu khác nhau, ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư trong tương lai của họ.

Chỉ số ROE ở mức bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROE trung bình trong lĩnh vực mà công ty đang hoạt động sẽ quyết định ROE bao nhiêu là tốt vì thế việc so sánh ROE thường có ý nghĩa nhất với các công ty trong cùng lĩnh vực.

Ví dụ: Năm 2020, chỉ số ROE tiêu chuẩn của các công ty trong ngành công nghiệp ô tô là khoảng 12.5% và ROE của một công ty trong lĩnh vực bán lẻ là 20%. Chỉ số ROE càng cao càng cho thấy công ty đó đang sử dụng vốn hiệu quả.

So sánh ROE rất có ý nghĩa với các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Mối quan hệ giữa ROA và ROE? Xét lợi ích của nhà đầu tư thì ROE thường sẽ được chú ý hơn bởi nó phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa đồng vốn bỏ ra với đồng lợi nhuận thu về của nhà đầu tư. Tuy nhiên ROE cao trong khi ROA thấp là một điều đáng lo ngại về khả năng sử dụng nợ của doanh nghiệp thông qua công thức:

moi-lien-he-roa-roe
Ảnh: Gomoney.vn

Vì ROE = ROA*Đòn bẩy tài chính, nên để xem xét liệu ROE cao như vậy là tốt hay không chúng ta rất cần chú ý 2 thứ: đòn bẩy tài chính (ROE/ROA) và đặc thù ngành.

Với các ngành sản xuất như HPG, HSG nên duy mức mức độ ổn định của tỷ lệ ROE/ROA = 2, hay nói rằng doanh nghiệp sử dụng 50% cơ cấu nợ, 50% cơ cấu vốn.

Còn đối với ngành ngân hàng thì tỷ lệ ROE/ROA = 10 hoặc 15 là chuyện bình thường, bởi tài sản của ngân hàng chiếm 70% là tiền gửi tiết kiệm. 

Ví dụ với chỉ số tài chính của HPG, do năm 2019 chịu ảnh hưởng xyz nên ROE bị giảm, nhưng HPG vẫn luôn duy trì tỷ lệ đòn bẩy tài chính (ROE/ROA) xấp xỉ bằng 2 thể hiện cơ cấu vốn của doanh nghiệp là tốt. Doanh nghiệp vẫn có khả năng hoạt động dựa trên vốn chủ sở hữu và không phải dựa quá nhiều vào vốn nợ.

Mặc dù không được xem trọng như ROE nhưng ROA vẫn là một chỉ số quan trọng để các nhà đầu tư xem xét. Bạn cũng nên kết hợp phân tích chỉ số ROA và các chỉ số khác để có cái nhìn tổng quan hơn về một doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư vào đó.

Đăng nhận xét

© Coin95.NET. All rights reserved. Developed by Jago Desain